Hiện tại các tính năng nhận, gửi tin nhắn, gửi hình ảnh và video chất lượng cao đều có thể sử dụng được với Beeper mini, cũng như có thể gửi các “reaction” như khi dùng iPhone, nhưng cũng có một số tính năng vẫn chưa sử dụng được, ví dụ như tích hợp FaceTime, chia sẻ vị trí…Trong tương lai Beeper cho biết sẽ triển nó từ từ. Beeper mini cho người dùng sử dụng miễn phí 7 ngày, sau đó sẽ thu phí 2 USD/tháng, 48k.
Thử dùng qua trong 1 ngày thì quá trình nhận và gửi tin nhắn iMessage diễn ra mượt mà, nhanh chóng, gần như là một ứng dụng “native” khi dùng iPhone, dĩ nhiên người ở đầu dây bên kia sẽ không biết là bạn đang dùng một thiết bị Android để nhắn tin “bong bóng xanh dương”.
Đây là điều quan trọng, Beeper nói rõ rằng dữ liệu của người dùng sẽ được gửi về server của Apple và được mã hoá 2 đầu (EEE) ngay ở trên thiết bị của người dùng, cả Apple và Beeper sẽ không thể đọc được dữ liệu đó, không giống với Sunbird hay Nothing Chats.
Ngay khi mình viết bài này thì Beeper mini nhận một bản cập nhật mới (6/12/2023), người dùng cũng cần phải cung cấp số điện thoại (để sử dụng iMessage) và quyền truy cập vào SMS, cũng dễ hiểu, vì có vậy thì Beeper mới có thể nhận diện và nâng cấp các cuộc trò chuyện thông thường thành iMessage trên thiết bị Android của người dùng.
Vấn đề của Beeper mini khác với Sunbird hay Nothing Chats, đó là người dùng không cần phải đăng nhập tài khoản Apple, chỉ đăng nhập khi người dùng muốn gửi và nhận tin nhắn bằng tài khoản email hoặc từ các thiết bị Apple khác, còn mặc định sẽ dùng số điện thoại. Tất cả các luồng tin nhắn gửi và nhận đều sẽ được thực hiện trên server của Apple, không phải Beeper Cloud, vì vậy khi xem trong phần các thiết bị được kết nối đến tài khoản Apple, người dùng sẽ không thấy thiết bị lạ như máy Mac, iPhone hay iPad được kết nối vào (trong trường hợp không đăng nhập Apple ID).
0 Nhận xét